Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho biết đến tháng 3, xuất khẩu gạo đã có xu hướng tích cực, nhiều cơ hội mở ra ở các thị trường mới với nhu cầu tiềm năng rất lớn.
Hợp đồng mới, giá cao
Ông Nguyễn Hùng Linh, Giám đốc Công ty Du lịch Thương mại Kiên Giang, cởi mở: “Tình hình xuất khẩu gạo đã sáng sủa trở lại, doanh nghiệp (DN) đã ký được nhiều hợp đồng. Giá gạoxuất khẩu tăng, cộng với việc cộng đồng DN VFA bắt tay vào việc thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo đã góp phần đẩy giá lúa gạo hàng hóa trong nước tăng nhanh.DN đang chào bán mức giá cao thêm 15 USD/tấn nhưng vẫn bán được. Giá gạo 5% tấm của Việt Nam lại tăng lên mức 440-460 USD/tấn. Gạo 25% tấm tăng nhẹ hơn (5 USD/tấn) để lên mức 385-395 USD/tấn”.
Ông Nguyễn Thành Long, Giám đốc điều hành Công ty TNNH Gạo Việt, cũng hồ hởi: “Xuất khẩu gạo đã tăng trên 20% so với đầu năm. Thông tin hiệp hội vừa ký được gần 200.000 tấn gạo với Philippines đã làm cho DN có niềm vui trở lại. Dự kiến các hợp đồng tiếp theo với Philippines, Malaysia… cũng sắp được ký. Đặc biệt, DN đang xuất khẩu mạnh sang Trung Quốc”.
Trao đổi với chúng tôi từ Trung Quốc, ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch VFA, cho biết: “Hiệp hội và nhiều DN đang có chuyến khảo sát thị trường tại Trung Quốc. Giá gạo nội địa bên này hiện khá cao. Trong năm nay, Trung Quốc hoàn toàn có thể mua tới 1,5-2 triệu tấn gạo của Việt Nam theo đường chính ngạch lẫn tiểu ngạch. Ngoài ra, các thị trường khác như Hong Kong, Đài Loan cũng đang “ưu ái” gạo Việt và sẽ tạo đột phá cho DN”.
Được biết từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu gần 900.000 tấn gạo, dự kiến quý I năm nay xuất 1-1,1 triệu tấn gạo, trị giá trên 500 triệu USD. Hiện Thái Lan bán gạo với giá quá cao; Indonesia, Philippines đang mất mùa vì sâu bệnh khiến giá lúa nội địa tại các nước này tăng. Ngoài ra, Nhật Bản đã đồng ý mở cửa cho gạo VN sau gần năm năm tạm ngừng, hạn ngạch nhập khẩu hơn 200.000 tấn. Nếu kiểm soát được dư lượng chất Acetamiprid (kháng sinh diệt rầy xanh, côn trùng trên lúa - NV), gạo Việt Nam sẽ chinh phục được thị trường khó tính nhưng có tiềm năng lớn này.
Có lối ra cho gạo cấp thấp
Những lo lắng về thông tin thiếu gạo thơm, dư thừa gạo cấp thấp IR50404 dường như đã được giải tỏa.
Theo ông Nguyễn Hùng Linh, các thương nhân Trung Quốc không kén chọn, họ mua cả gạo cao cấp 3%-10% tấm, gạo trung bình và gạo cấp thấp 25% tấm. Năm nay, thị trường này sẽ tiêu thụ mạnh gấp ba lần so với năm ngoái.
Ông Trương Thanh Phong cũng cho biết đến nay đã có khoảng 500.000 tấn gạo được ký hợp đồngxuất sang Trung Quốc theo đường chính ngạch, chủ yếu là gạo chất lượng cao 5% tấm. Khoảng 400.000 tấn gạo đã xuất qua Trung Quốc theo đường tiểu ngạch, trong đó có một tỉ lệ không nhỏ gạo cấp thấp. Đây có thể coi là lối ra lớn nhất cho bài toán “bí thị trường gạo cấp thấp” của nước ta.
Tuy vậy, ông Phong cho rằng gạo Việt vẫn đang phải cạnh tranh gay gắt với các nước khác. Trong đó, Thái Lan đang xuất lượng lớn gạo thơm sang Nigeria và nhiều nước châu Phi. Còn Myanmar, Pakistan đang cạnh tranh với nước ta tại thị trường Trung Quốc.
Để tránh tình trạng thừa gạo này, thiếu gạo kia, không tìm được thị trường, ông Nguyễn Hùng Linh đề xuất: Các DN nên trực tiếp đặt hàng từng loại lúa theo nhu cầu kế hoạch xuất khẩu, địa phương sẽ tổ chức các vùng nguyên liệu, đáp ứng nhu cầu thị trường.
“Sốt” container
Lượng gạo đưa sang Trung Quốc mỗi ngày rất lớn. Tình trạng “sốt” container đã xuất hiện tại các cảng ĐBSCL. Đặc biệt, nhữngDN chuyên xuất khẩu gạosang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch đang lo thiếu container để chở gạo từ ĐBSCL ra cảng Hải Phòng. CóDN ký hợp đồngxuất khẩu mấy chục ngàn tấn gạo đang phải chạy “vắt chân lên cổ” để kiếm container.
Ông NGUYỄN HÙNG LINH, Giám đốc Công ty Du lịch
Thương mại Kiên Giang
|
Theo Quang Huy
|