Các Luật có hiệu lực từ ngày 01/07/2015

Từ 1/7/2015, 10 Luật dưới đây sẽ có hiệu lực thi hành bao gồm:

  1. Luật Nhà ở;
  2. Luật Kinh doanh bất động sản;
  3. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự;
  4. Luật Công an Nhân dân;
  5. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam;
  6. Luật Giáo dục nghề nghiệp;
  7. Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
  8. Luật Doanh nghiệp;
  9. Luật Đầu tư;
  10. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam.

Luật Doanh nghiệp trao quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà Luật không cấm

Luật Doanh nghiệp năm 2014 có 10 chương, 213 điều. Thay đổi có tính đột phát của Luật Doanh nghiệp là thể chế hóa một cách đầy đủ quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp theo Hiến pháp năm 2013. Theo đó, Doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà Luật không cấp. Ngoài ra Luật còn có nhiều cải cách quan trọng trong việc giảm chi phí  và thời gian thực hiện thủ tục hành chính, tạo điều kiện tối đa cho quá trình gia nhập thị trường.

Một số nội dung sửa đổi, bổ sung quan trọng của Luật gồm:

(1)           Thể chế hóa đầy đủ quyền tự do kinh doanh theo Hiến pháp năm 2013;

(2)           Giảm rủi ro, tăng tính chủ động, nhanh nhạy trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

(3)           Thuận lợi hóa quá trình gia nhập thị trường;

(4)           Giảm bớt thời gian và chi phí trong thủ tục thành lập doanh nghiệp.

(5)           Giảm chi phí, tạo cơ chế vận hành linh hoạt, hiệu quả cho tổ chức quản trị doanh nghiệp, cơ cấu lại doanh nghiệp, bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, cổ đông, thành viên công ty.

(6)           Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; tạo thuận lợi cho các bên có liên quan tham gia vào giám sát hoạt động của doanh nghiệp.

(7)           Công ty TNHH hoặc Công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật chứ không chỉ là một người đại diện theo pháp luật như hiện nay (tùy theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng thành viên doanh nghiệp).

  1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Tức là doanh nghiệp có thể có nhiều hơn 1 con dấu so với hiện tại.
  2. Giám đốc/Tổng Giám đốc Công ty cổ phần có thể làm Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của Công ty khác mà không bị cấm như Luật Doanh nghiệp 2005.
  3. Về vốn điều lệ và thời hạn góp vốn của Công ty: Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định các nguyên tắc để xác định, đăng ký vốn thực góp của công ty, giải quyết tình trạng vốn không có thực (ảo) nhưng không thể xử lý được như hiện nay. Trong đó điểm mới nhất là cho phép Công ty TNHH một thành viên, Công ty cổ phần được giảm vốn điều lệ.
  4. Về điều kiện tiến hành họp và thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông công ty:

Chính thức thay đổi theo đúng thông lệ quốc tế khi giảm tỷ lệ dự họp từ 65% (Luật Doanh nghiệp năm 2005) xuống còn 51%. Và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông  được thông qua khi được số cổ đông đại diện cho ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả các cổ đông dự họp tán thành (Luật Doanh nghiệp năm 2005 là 65%; trường họp thông qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản là ít nhất 75%).

(Các trường hợp đã thành lập trước khi có Luật Doanh nghiệp 2015 và Điều lệ có quy định tỷ lệ biểu quyết khác mà không trái với Luật Doanh nghiệp 2015 thì vẫn được giữ nguyên).

Luật bổ sung quy định mới về thành viên hội đồng quản trị độc lập, không tham gia điều hành trực tiếp doanh nghiệp cùng nhiều nội dung khác.

Luật Đầu tư bỏ thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư trong nước

Luật Đầu tư có 7 chương và 76 điều, quy định về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt và kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài. Luật bảo đảm thực hiện nguyên tắc Hiến định về quyền tự do đầu tư kinh doanh của công dân trong các ngành nghề mà Luật không cấp.

Một trong những điểm mới quan trọng được sửa đổi, bổ sung trong Luật Đầu tư là việc bỏ thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với tất cả các dự án đầu tư trong nước, đơn giản hóa hồ sơ, trình tự, thủ tục, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài (từ 45 ngày theo Luật Đầu tư năm 2005 xuống còn 15 ngày theo Luật Đầu tư 2014). Cùng với việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, Luật đã bổ sung, hoàn thiện một số quy định nhằm nâng caao chất lượng, hiệu quả dự án đầu tư.

Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước quy định rõ việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp được bố cục thành 10 chương gồm 66 điều. Luật quy định việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp và giám sát việc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Đối tượng áp dụng của Luật gồm 4 nhóm là:

  1. Đại diện chủ sở hữu nhà nước;
  2. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
  3. Người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; và
  4. Cơ quan, tổ chức cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

 

Luật Kinh doanh bất động sản góp phần  giúp thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh

Với 6 chương, 82 điều, Luật Kinh doanh bất động sản quy định đối với việc đầu tư xây dựng các dự án bất động sản để kinh doanh, ngoài việc phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng còn phải theo kế hoạch thực hiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Luật mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh bất động sản cho người Việt nam  định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng khi mua, thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai, nhất là đối với bất động sản là nhà ở, Luật quy định: Chủ đầu tư dự án chỉ được thu tiền của khách hàng lần đầu không quá 30% giá trị hợp đồng, những lần tiếp theo phải phù hợp với tiến độ xây dựng bất động sản nhưng tổng số không vượt quá 70% giá trị hợp đồng khi chưa bàn giao nhà, công trình xây dựng cho khách hàng (trường hợp bên bán, bên cho thuê mua là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì tổng số không quá 50% giá trị hợp đồng). Khi bên mua, bên thuê mua chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì bên bán, bên cho thuê mua không được thu quá 95% giá trị hợp đồng từ bên mua, bên thuê mua.

Luật Nhà ở có thêm nhiều quy định mới về chính sách, cơ chế phát triển nhà ở

Luật Nhà ở 2014 có 13 chương, 183 điều, tăng 4 chương, 30 điều so với Luật Nhà ở năm 2005. Bên cạnh việc kế thừa các quy định hiện hành, Luật bổ sung thêm nhiều quy định mới về chính sách, cơ chế cho phát triển nhà ở.

Phát triển nhà ở xã hội là chương mới quan trọng của Luật nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực nhà ở. Theo đó, Luật quy định 10 nhóm đối tượng có khó khăn về nhà ở được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở như: người có công với cách mạng, công nhân lao động, người có thu nhập thấp tại đô thị ...  Đặc biệt, Luật bổ sung quy định để khuyến khích các hộ gia đình cá nhân tham gia phát triển nhà ở, nhất là nhà ở xã hội cho công nhân các khu công nghiệp.

Ban pháp chế Thanh tra

Các tin khác

Giá cả thị trường

 

 BẢN TIN GIÁ GẠO 

Ngày 19/09/2016

 

 

* Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Oryza.com

 

* Tổng hợp: Tổ Quản lý Website - Tổng công ty Lương thực Miền Bắc 

 

* Số liệu mang tính chất tham khảo. Tổng công ty

Lương thực Miền Bắc không chịu trách nhiệm liên

quan đến việc các tổ chức/ cá nhân trích dẫn, sử

dụng thông tin đăng tải để dùng vào các mục đích

kinh doanh thương mai.

Lượt truy cập: 5293134
Đặt làm trang chủLên đầu trang