Bản tin thị trường gạo trong nước ngày 26/1/2016
Thị trường lúa gạo các tỉnh ĐBSCL tuần qua tiếp tục xu hướng đi xuống. Hiện nay, nhiều cánh đồng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã cho thu hoạch lúa Đông Xuân trước Tết Nguyên đán. Dù thu hoạch sớm nhưng giá lúa và năng suất lúa giảm nhiều.
Theo nông dân, do nước năm nay về ít nên đất thiếu phù sa, nhiều bùn khiến lúa bị ngã đổ làm giảm năng suất. Hiện lúa tươi giống OM 4900 được thương lái mua với giá 4.550 - 4.600 đ/kg, giảm khoảng 300 - 400 đ/kg so với vụ Đông Xuân năm ngoái. Hơn 1 tuần trước, những người thu hoạch đầu tiên có thể bán được với giá 4.700 - 4.800 đ/kg.
Theo hệ thống cung cấp giá tại địa phương, giá lúa tại một số tỉnh ĐBSCL tuần qua diễn biến như sau: tại An Giang, lúa tươi IR50404 giảm từ 4.750 đ/kg xuống còn 4.700 đ/kg. Tại Vĩnh Long, lúa Đông Xuân sớm chủng loại IR50404 giảm tới 300 đ/kg, từ 4.800 đ/kg xuống còn 4.500 đ/kg.
Tại Bạc Liêu, giá lúa tươi dao động từ 4.800 – 5.000 đ/kg. Tại Kiên Giang, lúa tẻ thường giảm xuống còn 5.400 đ/kg vào ngày 14/1, và hiện tăng trở lại mức 5.600 đ/kg; lúa dài ở mức 5.700 đ/kg.
Theo số liệu mới nhất của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), xuất khẩu gạo trong kỳ từ ngày 29/12/2015 đến 12/1/2016 đạt 225,02 nghìn tấn, trị giá 94,4 triệu USD, tăng mạnh 46,3% về lượng và 41,3% về trị giá so với kỳ trước (từ 15 – 19/12/2015). Các thị trường tiêu thụ gạo nhiều nhất của Việt Nam trong kỳ là In-đô-nê-xia, Trung Quốc, Phi-lip-pin. Trong đó, gạo trắng được xuất khẩu đạt cao nhất, với 173,06 nghìn tấn, tăng 59,3% so với kỳ trước.
Giá xuất khẩu bình quân mặt hàng này đạt 397,3 USD/tấn trong kỳ, giảm 1,9% so với kỳ trước. Lượng gạo thơm xuất khẩu cũng tăng 21,1% so với kỳ trước, đạt 30,1 nghìn tấn. Giá xuất khẩu gạo thơm đạt bình quân 513,1 USD/tấn, giảm 4,8%.
Lượng gạo lứt và gạo nếp xuất khẩu tăng lần lượt là 55,2% và 10,8%. Riêng mặt hàng gạo đồ có lượng xuất khẩu giảm 28,5%. Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2016 dự kiến khoảng 6,5 triệu tấn, chênh lệch không đáng kể so với năm 2015.
Bên cạnh những cơ hội trước các FTA, thị trường AEC hay TPP, ngành lúa gạo Việt Nam năm nay được dự báo còn nhiều thách thức lớn về hiệu quả và khả năng cạnh tranh.
Theo nhận định mới đây VFA, năm 2016, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ bớt khó khăn hơn năm 2015. Thế nhưng, giá bán và số lượng xuất khẩu như thế nào sẽ còn tùy thuộc ít nhiều vào diễn biến thời tiết.
Năm 2015, Việt Nam đã xuất khẩu chính ngạch 6,568 triệu tấn gạo, đạt 2,68 tỷ USD, tăng 4% về lượng nhưng giảm 4% về giá trị so với năm 2014, đứng sau Ấn Độ (hơn 10,2 triệu tấn) và Thái Lan (gần 9,6 triệu tấn).
GIÁ GẠO NỘI ĐỊA
Mặt hàng
|
Tỉnh
|
Giá
|
Gạo CLC IR 50404
|
An Giang
|
9500 đ/kg (bán lẻ)
|
Gạo CLC
|
An Giang
|
13500 đ/kg (bán lẻ)
|
Gạo đặc sản Jasmine
|
An Giang
|
14000 đ/kg (bán lẻ)
|
Gạo hạt dài
|
Đắc Lắc
|
11500 đ/kg (thu mua)
|
Gạo hạt tròn
|
Đắc Lắc
|
8200 đ/kg (thu mua)
|
Gạo lứt
|
Đắc Lắc
|
8000 đ/kg (thu mua)
|
Gạo ngang tiêu thụ nội địa
|
Đắc Lắc
|
7200 đ/kg (thu mua)
|
Gạo nếp thường
|
Đắc Lắc
|
25000 đ/kg (thu mua)
|
Gạo nếp địa phương
|
Đắc Lắc
|
30000 đ/kg (thu mua)
|
Gạo Xi23
|
Hà Nội
|
9900 đ/kg (bán buôn)
|
Gạo Bắc Thơm số 7
|
Hà Nội
|
11800 đ/kg (bán buôn)
|
Gạo tẻ thường Khang dân
|
Hà Nội
|
9500 đ/kg (bán buôn)
|
Gạo tẻ thường Q5
|
Hà Nội
|
9500 đ/kg (bán buôn)
|
Gạo nếp cái hoa vàng
|
Hà Nội
|
22000 đ/kg (bán buôn)
|
* Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ogyza
* Bảng giá cả thị trường nêu trên chỉ có tính chất tham khảo. Tổng công ty Lương thực Miền Bắc sẽ không chịu trách nhiệm liên quan đến việc các tổ chức/cá nhân trích dẫn, sử dụng thông tin đăng tải để sử dụng vào các mục đích kinh doanh thương mai của các tổ chức cá nhân này.
* Đơn vị cập nhật: Tổ Quản lý Website - Tổng công ty Lương thực Miền Bắc
Các tin khác