Bản tin thị trường gạo trong nước ngày 23/2/2016
Nông dân một số tỉnh ĐBSCL thu hoạch lúa Đông Xuân sớm
như An Giang, Hậu Giang đang phấn khởi bởi được mùa, trúng giá. Giá lúa thu mua tại ruộng
ở Hậu Giang tuần này tăng từ 200 – 300 đ/kg so với thời điểm trước Tết Nguyên đán Bính
Thân.
Cụ thể, giống lúa IR50404 được thương lái thu mua tại ruộng với giá từ 4.300 - 4.400 đ/kg, giống OM 5151 có giá từ 4.300 - 4.500 đ/kg, lúa hạt dài OM 5451 giá từ 4.600 - 4.700 đ/kg; riêng giống RVT được doanh nghiệp bao tiêu với giá 5.700 đ/kg.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của hệ thống cung cấp giá tại địa phương, giá lúa tại một số tỉnh ĐBSCL tuần qua vẫn giảm nhẹ. Cụ thể: tại An Giang, lúa IR50404 giảm từ 4.600 đ/kg (4/2) xuống còn 4.500 đ/kg (17/2); lúa OM 2514, OM 2717 giảm từ 4.700 đ/kg xuống còn 4.600 đ/kg. Tại Vĩnh Long, lúa IR50404 giảm từ 4.500 đ/kg xuống còn 4.300 đ/kg.
Tại Kiên Giang, lúa tẻ thường và lúa dài ổn định ở mức 5.600 đ/kg và 5.800 đ/kg. Riêng tại Bạc Liêu, giá lúa tăng mạnh, lúa tươi mới thu hoạch tại huyện Vĩnh lợi từ chỉ có 4.800 – 5.000 đ/kg tuần trước Tết Nguyên đán hiện tăng lên 6.250 – 6.500 đ/kg. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Việt Nam xuất khẩu 751.000 tấn gạo từ ngày 1/1 đến 26/1/2016, tăng 75,06% so với cùng kỳ năm ngoái.
Với khối lượng xuất khẩu tăng mạnh trong tháng 1/2016, Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ để “tạm” trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới sau Thái Lan. Sở dĩ xuất khẩu gạo tăng trưởng mạnh là do thị trường Phi-lip-pin, In-đô-nê-xia tăng cường nhập khẩu gạo. Ngay từ những ngày đầu tháng 12/2015, thông tin In-đô-nê-xia cần nhập khẩu 1 triệu tấn gạo từ Việt Nam đã được ông Mayerfas, Đại sứ In-đô-nê-xia tại Việt Nam nêu ra.
Dự báo xuất khẩu gạo đầu năm 2016 gặp nhiều thuận lợi hơn so với đầu năm 2015. Do gạo tồn kho năm 2015 không còn nhiều như các năm trước, khoảng 300.000 tấn so với 700.000 tấn gạo gối đầu. Hợp đồng thương mại và hợp đồng tập trung từ năm 2015 chuyển qua khoảng hơn 1,3 triệu tấn và nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường lớn đến sớm.
Do vậy, nhiều khả năng vụ Đông Xuân 2015/2016 không phải mua tạm trữ như vụ Đông Xuân năm ngoái. Hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam trong nửa đầu năm nay sẽ khá tốt do các quốc gia nhập khẩu gạo lớn Phi-lip-pin, In-đô-nê-xia và Ma-lai-xia sẽ sớm ký hợp đồng nhập khẩu gạo để ổn định nguồn cung lương thực trong nước và đối phó với tác động hạn hán do El Nino gây ra.
Trung Quốc sẽ tiếp tục là thị trường tiêu thụ gạo chủ chốt của Việt Nam không chỉ trong năm 2016 mà cả các năm tiếp theo do nhu cầu lớn, vận chuyển dễ dàng và không có yêu cầu cao về chất lượng. Ngoài ra, trong năm 2016, nhu cầu gạo tại một số thị trường chính của Việt Nam cũng tăng lên.
Cơ quan Lương thực Quốc gia Phi-lip-pin (NFA) đã có kế hoạch mua thêm gạo của Việt Nam và Thái Lan trong năm 2016 để đảm bảo nguồn cung lương thực. Trong đó, nước này sẽ mua thêm ít nhất 50.000 tấn gạo từ Việt Nam và Thái Lan để đảm bảo đủ dự trữ trong những thời điểm thiên tai xảy ra. Chính phủ In-đô-nê-xia cũng có kế hoạch mua 350.000 tấn gạo ngay trong quý I/2016 để tăng dự trữ và hạn chế tăng giá.
Các dự báo của Ma-lai-xia cũng cho thấy nước này sẽ tăng nhập khẩu gạo trong năm 2016 do ảnh hưởng của El Nino. Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2016 vẫn tập trung vào thị trường châu Á. Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang làm việc với các cơ quan có liên quan để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu gạo sang thị trường châu Phi.
Châu Phi có 1 tỷ dân và có nhu cầu nhập khẩu gạo 25% tấm, loại gạo mà Việt Nam có thể cung cấp với mức giá hợp lý. Dự báo kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2016 sẽ đạt khoảng 3 tỷ USD, tăng 7% so với năm 2015.
GIÁ GẠO NỘI ĐỊA
Mặt hàng
|
Tỉnh
|
Giá
|
Gạo Tám Điện Biên
|
Thái Nguyên
|
15500 đ/kg (bán lẻ)
|
Gạo Bao Thai Định Hóa
|
Thái Nguyên
|
12000 đ/kg (bán lẻ)
|
Gạo Bắc Hương
|
Thái Nguyên
|
16000 đ/kg (bán lẻ)
|
Gạo tẻ thường Khang dân
|
Thái Nguyên
|
11000 đ/kg (bán lẻ)
|
Gạo nếp cái hoa vàng
|
Thái Nguyên
|
20000 đ/kg (bán lẻ)
|
Gạo CLC IR 50404
|
An Giang
|
9500 đ/kg (bán lẻ)
|
Gạo CLC
|
An Giang
|
13000 đ/kg (bán lẻ)
|
Gạo đặc sản Jasmine
|
An Giang
|
13500 đ/kg (bán lẻ)
|
Gạo hạt dài
|
Đắc Lắc
|
12000 đ/kg (thu mua)
|
Gạo hạt tròn
|
Đắc Lắc
|
8200 đ/kg (thu mua)
|
Gạo lứt
|
Đắc Lắc
|
8000 đ/kg (thu mua)
|
Gạo ngang tiêu thụ nội địa
|
Đắc Lắc
|
7200 đ/kg (thu mua)
|
Gạo nếp thường
|
Đắc Lắc
|
13000 đ/kg (thu mua)
|
Gạo nếp địa phương
|
Đắc Lắc
|
15000 đ/kg (thu mua)
|
Gạo Xi23
|
Hà Nội
|
9900 đ/kg (bán buôn)
|
Gạo Bắc Thơm số 7
|
Hà Nội
|
11800 đ/kg (bán buôn)
|
Gạo tẻ thường Khang dân
|
Hà Nội
|
9500 đ/kg (bán buôn)
|
Gạo tẻ thường Q5
|
Hà Nội
|
9500 đ/kg (bán buôn)
|
Gạo nếp cái hoa vàng
|
Hà Nội
|
22000 đ/kg (bán buôn)
|
Gạo CLC IR 64
|
Tiền Giang
|
12000 đ/kg (bán lẻ)
|
Gạo CLC IR 504
|
Tiền Giang
|
13000 đ/kg (bán lẻ)
|
Gạo Nàng thơm chợ Đào
|
Tiền Giang
|
18000 đ/kg (bán lẻ)
|
Gạo một bụi
|
Tiền Giang
|
13000 đ/kg (bán lẻ)
|
Gạo nàng thơm
|
Tiền Giang
|
13500 đ/kg (bán lẻ)
|
Gạo Tài nguyên Chợ Đào
|
Tiền Giang
|
16000 đ/kg (bán lẻ)
|
Gạo thơm Jasmine
|
Tiền Giang
|
12000 đ/kg (bán lẻ)
|
Gạo Lài sữa
|
Tiền Giang
|
15000 đ/kg (bán lẻ)
|
Gạo Ô tin
|
Tiền Giang
|
10000 đ/kg (bán lẻ)
|
Gạo Sari
|
Tiền Giang
|
11000 đ/kg (bán lẻ)
|
Gạo Đài Loan 13A
|
Tiền Giang
|
15000 đ/kg (bán lẻ)
|
Gạo Đài Loan Gò Công
|
Tiền Giang
|
13000 đ/kg (bán lẻ)
|
Gạo thơm Thái
|
Tiền Giang
|
18500 đ/kg (bán lẻ)
|
Gạo nếp thường
|
Tiền Giang
|
16000 đ/kg (bán lẻ)
|
Gạo nếp Thái
|
Tiền Giang
|
24000 đ/kg (bán lẻ)
|
Gạo thơm Đài Loan
|
Đắc Lắc
|
11000 đ/kg (bán lẻ)
|
Gạo hạt dài
|
Đắc Lắc
|
9500 đ/kg (bán lẻ)
|
Gạo hạt tròn
|
Đắc Lắc
|
9200 đ/kg (bán lẻ)
|
Gạo nếp thường
|
Đắc Lắc
|
12000 đ/kg (bán lẻ)
|
* Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ogyza
* Bảng giá cả thị trường nêu trên chỉ có tính chất tham khảo. Tổng công ty Lương thực Miền Bắc sẽ không chịu trách nhiệm liên quan đến việc các tổ chức/cá nhân trích dẫn, sử dụng thông tin đăng tải để sử dụng vào các mục đích kinh doanh thương mai của các tổ chức cá nhân này.
* Đơn vị cập nhật: Tổ Quản lý Website - Tổng công ty Lương thực Miền Bắc
Các tin khác