Tháng 7, xuất khẩu gạo đạt mức thấp nhất về lượng và giá trị

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, xuất khẩu gạo của cả nước trong tháng 7 đạt trên 270.000 tấn, trị giá FOB 120 triệu USD và trị giá CIF đạt 122 triệu USD.

 

So với cùng kỳ năm 2015, xuất khẩu gạo giảm hơn 118% về lượng và 95% về trị giá FOB. Đây là cũng là thời điểm xuất khẩu gạo đạt thấp nhất từ đầu năm đến nay. 

 


Tuy nhiên, lũy kế xuất khẩu gạo của cả nước trong 7 tháng đầu năm đạt 2,928 triệu tấn và trị giá FOB là 1,266 tỷ USD, chỉ giảm 12,7% về lượng và 7% về trị giá FOB so với cùng kỳ năm ngoái. Việc xuất khẩu giảm mạnh không chỉ trong tháng 7 mà kéo dài từ đầu quý 2 đến nay. 

 


Nguyên nhân được cho là do thiếu nhu cầu mua từ các thị trường nhập khẩu gạo chính, đặc biệt là Indonesia , Philippines và Trung Quốc. Trong khi đó, các nhà nhập khẩu Châu Phi lại quan tâm nhiều hơn tới những phân khúc gạo có giá rẻ hơn như gạo cũ Thái Lan hiện đang có giá rất cạnh tranh. 

 


Mặc dù xuất khẩu ảm đảm, tuy nhiên giá lúa gạo nội địa đều nằm ở mức cao, thậm chí còn đang tăng nhẹ. Điều này chứng tỏ lượng cung – cầu lúa gạo năm nay dư thừa không lớn và bà con nông dân có nhiều thuận lợi khi bán được giá cao. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu lại đang gặp nhiều khó khăn do không có hợp đồng mới. 

 


Theo ông Lâm Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Lương thực Thịnh Phát (Bến Tre), xuất khẩu gạo ảm đạm đang là tình hình chung của thị trường thế giới. Bởi Thái Lan đang dư thừa gạo quá lớn, lúc nào cũng chực chờ bán ra, còn các nhà buôn thì luôn thận trọng, chờ động thái của Thái Lan rồi mới định hình giá cả thị trường. Dù chất lượng gạo cũ Thái Lan khá kém nhưng sản lượng gạo sử dụng được vẫn còn cao, từ đó tác động lên tình hình kinh doanh chung mặt hàng lúa gạo thế giới. 

 


Mặt khác, nhiều dự báo của các chuyên gia lương thực thế giới trước đó đều cho rằng do ảnh hưởng của El-Nino gây ra hiện tượng hạn, mặn ở khu vực Châu Á sẽ khiến giá lương thực tăng cao. Tuy nhiên, hiện tượng này hầu như chỉ tác động đến ngành hàng lúa gạo, còn nhiều mặt hàng lương thực khác vẫn không bị ảnh hưởng nên giá cả không tăng như những nhận định trước đó, thậm chí còn đang có dấu hiệu giảm mạnh. Điều này đã ảnh hưởng đến thị trường lương thực và kéo theo các giao dịch về lúa gạo cũng trầm lắng. 

 


Một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho biết, hiện có thông tin Philippines đang chuẩn bị kế hoạch mua gạo trở lại và Indonesia cũng sẽ mua trong năm nay. Nếu có nhu cầu từ các thị trường này thì Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế, đặc biệt là cạnh tranh về giá bán. Hiện mức giá xuất khẩu gạo bình quân của Việt Nam đang ở mức thấp nhất so với các nước đối thủ trong khu vực. 

 


Chẳng hạn, gạo 5% của Việt Nam hiện chỉ ở khoảng 370-380 USD/tấn, trong khi gạo mới Thái Lan đều trên 400 USD/tấn và các nước khác cũng vậy. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có nhiều lợi thế về hình thức bán hàng tận kho, do một số nước nhập khẩu gạo đã quen với phương thức giao hàng này. 
 

 

Trước những biến động của cung – cầu lúa gạo trong nước và thế giới, VFA đã phải nhiều lần điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu gạo trong năm 2016. Theo VFA, dự kiến xuất khẩu gạo của cả nước trong năm 2016 sẽ đạt khoảng 5,7 triệu tấn, giảm 14% so với năm 2015./. 

Các tin khác

Giá cả thị trường

 

 BẢN TIN GIÁ GẠO 

Ngày 19/09/2016

 

 

* Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Oryza.com

 

* Tổng hợp: Tổ Quản lý Website - Tổng công ty Lương thực Miền Bắc 

 

* Số liệu mang tính chất tham khảo. Tổng công ty

Lương thực Miền Bắc không chịu trách nhiệm liên

quan đến việc các tổ chức/ cá nhân trích dẫn, sử

dụng thông tin đăng tải để dùng vào các mục đích

kinh doanh thương mai.

Lượt truy cập: 5253377
Đặt làm trang chủLên đầu trang